Văn hóa Đế_quốc_Sasan

Xã hội

Người Iran cổ đặc biệt coi trọng âm nhạc và thi ca cũng như ngày nay. Tấm đĩa từ thế kỷ thứ 7 vẽ các nhạc công thời Sassanid

Xã hội và nền văn minh Sassanid đã hưng thịnh trong hầu hết thời kì tồn tại của nó, sánh ngang với nó trong khu vực chỉ có nền văn minh Byzantine. Tầm quan trọng của sự trao đổi khoa học và trí tuệ giữa hai đế quốc được chứng thực bởi sự cạnh tranh và hợp tác giữa những cái nôi của nền văn minh[71]

Trong học thuyết của nhà Sassanid, xã hội lý tưởng là xã hội mà nó có thể duy trì được sự ổn định và công lý và công cụ cần thiết cho điều này là một vị vua hùng mạnh[72] Xã hội Sassanid vốn vô cùng phức tạp, với các hệ thống tổ chức quản lý xã hội riêng biệt giữa nhiều nhóm khác nhau trong đế quốc[73] Các nhà sử học tin rằng xã hội này được chia thành bốn[74] tầng lớp: Tu sĩ (tiếng Ba Tư: Atorbanan), Chiến binh, ký lục và thường dân. Nằm trung tâm của hệ thống phân chia tầng lớp của nhà Sassanid là Shahanshah, cai trị tất cả các quý tộc [75] Các hoàng tử hoàng gia, tiểu vương, đại lãnh chúa và các tu sĩ, cùng nhau tạo thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, và được gọi là Bozorgan, hoặc quý tộc. Hệ thống phân chia tầng lớp của nhà Sassanid còn tồn tại lâu hơn chính đế quốc, nó tiếp tục trong những năm đầu thời kỳ Hồi giáo.[75]

Giáo dục

Dưới triều nhà Sassanid, trên đất kinh kỳ có một ngôi Trường Lớn. Ban đầu, chỉ có 50 học sinh nhập học trường này. Thế mà chưa đầy 100 năm, Trường Lớn đã có tới hơn 3 vạn học sinh.

Người ta dựa theo dòng dõi để phân loại tầng lớp, mặc dù một cá nhân đặc biệt hợp lý giữa các tầng lớp, qua đó kẻ mạnh không thể áp bức kẻ yếu và kẻ yếu không thể chống lại kẻ mạnh. Để giữ vững sự cân bằng xã hội thì sự công bằng của Hoàng gia là một yếu tố rất cần thiết, và việc thực thi đúng đắn trách nhiệm của nhà vua phụ thuộc vào sự tôn vinh nền quân chủ hơn hết mọi tầng lớp.[72]

Ở một cấp độ thấp hơn, xã hội Sassanid được chia làm hai tầng lớp: Azatan (dân tự do), những người luôn tích cực bảo vệ vai vế của mình như là hậu duệ của các anh hùng của tộc Aryan cổ xưa, và quần chúng có nguồn gốc là nông dân khác tộc Aryan.

Khoa học, nghệ thuật và thơ ca

Xem thêm: Âm nhạc Sassanid, Học viện khoa học và y khoa Gundishapur, Thơ ca Pahlavi, Kiến trúc Sassanid, thành trì nhà SassanidA bowl with Khosrau I's image at the centerHorse head, gilded silver, 4th century, Sassanid artA Sassanid silver plate featuring a senmurw

Các vị vua Sassanid là những nhà bảo trợ tuyệt vời cho văn chương và triết học. Khosrau I đã có những tác phẩm của PlatoAristotle dịch ra tiếng Pahlavi để dạy tại Gundishapur, và thậm chí còn tự mình đọc chúng. Dưới triều đại của ông, nhiều biên niên sử sử đã được biên soạn, trong đó tác phẩm duy nhất còn sót lại là Artaxshir Karnamak-i-i Papakan (Những chiến công của Ardashir), một hỗn hợp của yếu tố lịch sử và sự lãng mạn mà được dùng như là cơ sở cho tác phẩm sử thi dân tộc Iran, Shahnama. Khi Justinianus I đóng cửa các trường học ở Athena, bảy vị giảng sư tại Athena đã trốn sang Ba Tư và được Triều đình Khosrau I cho nương nhờ. Nhưng theo thời gian, họ càng nhớ nhàng, và trong Hiệp định với Justinianus I vào năm 533 vua Ba Tư đã ra điều kiện rằng các nhà hiền triết Hy Lạp sẽ được trở về quê hương và thoát khỏi sự đàn áp của Hoàng đế Đông La Mã.[61]

Dưới thời Khosrau I, Học viện Gundishapur, đã được thành lập vào thế kỷ thứ 5, và trở thành "trung tâm tri thức lớn nhất của mọi thời đại", thu hút học sinh và các thầy giáo từ khắp bốn phương thế giới tìm đến. Tín đồ chính thống giáo phương Đông đã được đón nhận được ở đó, và mang đến những bản dịch tiếng Syria của các tác phẩm y học và triết học Hy Lạp. Những người theo học thuyết Tân Plato cũng vậy, họ đến Gundishapur, nơi họ gieo những hạt giống của chủ nghĩa thần bí Sufi, kiến thức y học của Ấn Độ, Ba Tư, Syria và Hy Lạp đã trộn lẫn vào nhau để tạo ra một ngôi trường y học phát triển rực rỡ.[61]

Trong lĩnh vực nghệ thuật, thời kỳ Sassanid chứng kiến ​​một số trong những thành tựu cao nhất của nền văn minh Ba Tư. Phần lớn những gì sau này được biết đến như là văn hóa Hồi giáo, bao gồm cả kiến trúc và văn học, ban đầu đều được tìm thấy từ nền văn hóa Ba Tư. Vào đỉnh cao của nó, Đế chế Sassanid kéo dài từ Syria đến phía tây bắc Ấn Độ, nhưng ảnh hưởng của nó đã được cảm nhận vượt xa hơn cả những ranh giới chính trị. Họa tiết Sassanid đã theo các con đường khác nhau ảnh hưởng tới nghệ thuật của Trung Á và Trung Hoa, Đế quốc Byzantine, và thậm chí là triều đại Merovingian ở Pháp. Tuy nhiên, nghệ thuật Hồi giáo, mới là sự thừa kế thực sự cho nghệ thuật Sassanid. Theo Will Durant.

"Nghệ thuật Sasanian truyền bá các dạng hình dáng và họa tiết của nó về phía đông vào Ấn Độ, Turkestan và Trung Hoa, về phía tây vào Syria, Tiểu Á, Constantinopolis, Balkan, Ai Cập và Tây Ban Nha. "

Hội họa, điêu khắc, đồ gốm, và các dạng huy chương đã chia sẻ những mẫu ý tưởng trang trí của chúng với những tấm vải dệt mỹ thuật Sasanian. Vải sợi, thêu ren, thổ cẩm, tơ lụa, thảm trang trí, mái che, lều và chăn đã được dệt bằng sự kiên nhẫn và kỹ năng bậc thầy, và được nhuộm trong những màu ấm áp như màu vàng, xanh dương và xanh lá cây.

Các nghiên cứu về những di vật của nhà Sassanid cho thấy có hơn 100 loại vương miện được đeo bởi các vị vua Sassanid. Các loại vương miện Sassanid khác nhau đã minh chứng cho văn hóa, kinh tế, xã hội và hoàn cảnh lịch sử ở mỗi thời kỳ. Các vương miện này cũng cho thấy những đặc điểm tính cách của mỗi vua trong thời đại này. Những biểu tượng khác nhau và các dấu hiệu trên vương miện,Mặt Trăng, ngôi sao, con đại bàng và cành cọ, mỗi loại làm sáng tỏ cho đức tin tôn giáo và niềm tin của người đội chúng.[76]

Triều đại Sassanid, cũng như nhà Achaemenid, có nguồn gốc từ tỉnh Persis (Fars). Nhà Sassanids tự coi mình là những người kế thừa của nhà Achaemenid, sau thời kì gián đoạn bởi người Hy Lạp và Parthia, và tin rằng số mệnh của họ là khôi phục lại sự vĩ đại của Ba Tư.

Trong việc làm sống lại vinh quang của nhà Achaemenid xưa kia, nhà Sassanid đã chứng minh rằng họ không phải là những kẻ bắt chước. Nghệ thuật của thời kỳ này cho thấy một sự rắn rỏi đáng ngạc nhiên, ở khía cạnh nào đó dự đoán tính năng chính của nghệ thuật Hồi giáo. Nghệ thuật Sassanid đã kết hợp các yếu tố của nghệ thuật truyền thống Ba Tư với các yếu tố của nghệ thuật Hy Lạp hóa và sự ảnh hưởng của nó. Cuộc chinh phục Ba Tư của Alexander Đại đế đã mở đầu cho sự truyền bá của nghệ thuật Hy Lạp hóa vào Tây Á. Trong thời kì Parthia, nghệ thuật Hy Lạp đã được tiếp nhận một cách tự do bởi các dân tộc ở vùng Cận Đông. Trong suốt thời kì nhà Sassanid, đó lại là thái độ chống lại nó. Nghệ thuật Sassanid đã hồi sinh hình dáng và truyền thống có nguồn gốc từ Ba Tư, và trong thời kỳ Hồi giáo, nó đã lan đến bờ biển Địa Trung Hải [77] Theo Fergusson:

Đoạn viết này đang còn trống. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách phát triển nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Sasan http://www.transoxiana.com.ar/0104/sasanians.html http://www.angelfire.com/rnb/bashiri/Sassanian/Sas... http://www.cultureofiran.com/b_history.php http://books.google.com/?id=p7kltwf9yrwC&pg=PA274&... http://books.google.com/books?id=0IU9fduDRIMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=883OZBe2sMYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=aQspOf291_cC&pg=P... http://books.google.com/books?id=njwgd7YZHi8C&prin... http://books.google.com/books?id=p7kltwf9yrwC&pg=P... http://www.iranchamber.com/art/articles/art_of_sas...